CÁCH TRẺ LÂU VÔ CÙNG ĐƠN GIẢN DÀNH CHO CÁC MẸ

Thói quen ăn uống lành mạnh là gì? Thói quen ăn uống lành mạnh là một chuỗi phản xạ có điều kiện tạo nên từ hoạt động, tư duy, ý thức về cách ăn uống tốt cho sức khỏe. Nó tạo ra do rèn luyện, cần có tìm hiểu cụ thể, chính xác và rõ ràng. 

Ăn uống lành mạnh để có thể trẻ lâu là có một thực đơn ăn uống khoa học, đều đặn và phù hợp với cơ thể bản thân mình. 

 

Ăn uống lành mạnh mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ riêng cho cơ thể. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh sẽ giúp bạn được cải thiện toàn diện, về cả thể chất lẫn tinh thần. Những loại thức ăn vặt, nhiều choleterol không chỉ chứa rất ít các loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxi hóa mà còn tạo nên sự mệt mỏi và mất tập trung. Đặc biệt như tim mạch, máu nhiễm mỡ, tiểu đường, … Khi cơ thể tích tụ nhiều chất độc hại mà không đào thải được, sẽ khiến da xạm, tóc rụng, tích mỡ, da nhăn nheo,…

Để khắc phục điều này, dưới đây là một số thói quen ăn uống lành mạnh để có thể trẻ lâu và giữ vóc dáng săn chắc, tươi tắn. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

 

1, Ăn sáng mỗi ngày:

Không ăn sáng hay ăn qua loa là nguyên nhân lớn tác động tiêu cực tới sức khỏe. Bữa sáng là nhà kho cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động cả ngày dài. Mà bên cạnh đó còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, tiểu đường hay tim mạch. Theo các chuyên gia nghiên cứu, một bữa sáng có đầy đủ dinh dưỡng phải có đủ ba yếu tố:

– Thực phẩm dạng tinh bột: Cơm, mì, cháo, bánh mì…

– Thực phẩm nhóm protein: Trứng, đậu nành, sữa…

– Thực phẩm giàu vitamin và chất xơ như rau, nước ép và trái cây, các loại hạt khô, quả khô, mật ong, ….

Một số thực phẩm rất phù hợp dành cho bữa sáng được phân phối bởi công ty Nguyễn Hồng như Pate gan Ngỗng, Pate gan cá, thịt hộp heo – bò – cừu – hươu, thịt hun khói, salami Nga hun khói, bánh mì đen,  …

 

2, Ăn chậm, nhai kĩ:

Kết quả của một nghiên cứu cho thấy rằng những người ăn nhanh sẽ dễ tăng cân hơn người ăn chậm. Ăn chậm và nhai kỹ sẽ khiến cơ thể cảm thấy no ngay khi ăn ít. Vì thế hãy tập thói quen ăn chậm bằng cách đếm số lần nhai và tăng dần số quen ăn chậm, hãy bắt đầu bằng cách đếm số lần và tăng dần nếu thấy chưa đủ.

 

3, Uống đủ nước (trung bình 2 lít nước mỗi ngày):

Nước chiếm khoảng 60% khối lượng cơ thể con người và là một thành phần quan trọng của quá trình trao đổi chất, một dung môi cho nhiều chất hòa tan của cơ thể. 

Khi uống nước trước bữa ăn chắc chắn tạo cảm giác no, giúp bạn không hấp thụ quá nhiều calories. Người uống nước trước bữa ăn sẽ giảm cân hơn những người không uống nước trước bữa ăn. Bên cạnh đó, bạn nên uống 1 cốc nước khi ngủ dậy, sau khi đến công ty, trước khi đi ngủ…

 

4, Buổi tối nên sử dụng đồ ăn kiêng lành mạnh:

Buổi tối là thời gian cơ thể cần được nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu ăn các đồ ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể không hấp thụ hết tối đa các chất này trong thực phẩm. Vì vậy, buổi tối chỉ nên sử dụng ngũ cốc ăn kiêng, yến mạch, giò dùng cho nguwoif ăn kiêng, các loại hạt khô tổng hợp, ….

 

5, Tránh mất tập trung khi ăn:

Không tập trung khi ăn uống sẽ khiến bạn ăn nhiều thức ăn hơn và là tiền đề cho bệnh tiêu hóa. Khi bạn bị phân tâm bởi đọc sách, chơi game hay xem tivi bạn sẽ làm cho bạn ăn nhiều hơn 10% lượng thức ăn so với bình thường. 

 

6, Ăn nhiều loại rau củ mỗi ngày:

Các bác sĩ đã chỉ ra rằng, ăn nhiều loại rau đa dạng không chỉ làm giảm nguy cơ phát sinh bệnh tim mạch, ngăn ngừa ung thư, mà còn làm chậm hiện tượng mất trí nhớ ở người cao tuổi.

Bạn nên chọn rau xanh chiếm một nửa và kết hợp các loại rau củ nhiều màu sắc vì chúng giàu khoáng chất và vitamin, nhất là các loại có màu đỏ, xanh, tím, cam. Mỗi ngày, thay đổi chủng loại rau sẽ giúp cơ thể có điều kiện hấp thụ nhiều dưỡng chất phong phú.

Bài viết liên quan