Những điều bạn chưa biết về nước rửa tay khô

Trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, dung dịch rửa tay sát khuẩn, gel rửa tay khô… là những mặt hàng nhiều người tìm mua. Có một loại sản phẩm vệ sinh đang được sử dụng rất phổ biến trong thời gian gần đây là nước rửa tay khô. Nhưng nước rửa tay khô thật sự là gì? Nước rửa tay khô có tác dụng gì mà nhiều người muốn sở hữu nó như vậy?

1. Thành phần của nước rửa tay khô:

Khi chọn mua nước rửa tay khô, bạn nên chọn các loại nước rửa tay khô có nồng độ cồn từ 60-75% là có thể an tâm sử dụng vì chúng có khả năng sát khuẩn cao, tiêu diệt được hầu hết các loại virus gây bệnh vô cùng hiệu quả.

Dung dịch sát khuẩn tay nhanh hay còn gọi là nước rửa tay khô. Thường có dạng xịt hoặc dạng gel, đóng vào chai nhỏ có thể tích khoảng 30ml – 70ml. 

Những thành phần chính của nước rửa tay y tế nói chung và nước rửa tay khô nói riêng thường bao gồm: Ethanol (Cồn); Deionized Water (Nước tinh khiết); Sodium Lactate (Chất hút ẩm); Fragrance (Hương liệu tạo mùi / Tinh dầu làm thơm); Benzalkonium Chloride (Chất diệt khuẩn); chất tạo mùi hương và một số hợp chất hóa học khác.

Thực tế, muốn Ethanol (Cồn) có khả năng sát trùng phải đạt 60 – 70 độ trở lên, đảm bảo các chỉ tiêu do Bộ Y tế ban hành. Do đó với mục đích dùng nước rửa tay khô để tiêu diệt vi khuẩn, bạn cần phải xem xét lại các yếu tố có trong thành phần, từ loại chất đến nồng độ. Hơn nữa gel khô kháng khuẩn không thể tiếp xúc đến tất cả vi sinh vật nằm dưới nhiều vết bẩn hữu cơ trên tay, vì thế không có tác dụng tẩy sạch toàn bộ bàn tay.

 

2. Công dụng của nước rửa tay khô:

Nước rửa tay khô, còn gọi là gel rửa tay nhanh, hay dung dịch rửa tay khô y tế, là một loại cồn sền sệt, được sử dụng để vệ sinh bàn tay nhưng không cần dùng với nước, công dụng là tiêu diệt vi khuẩn.

Trước đây, các loại dung dịch sát khuẩn tay nhanh như nước rửa tay Asirub chỉ được đóng trong can lớn và sử dụng trong bệnh viện, phòng y tế… Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), các dung dịch rửa tay khô y tế chỉ hoạt động tốt trong môi trường đặc thù như bệnh viện – nơi mà tay có thể tiếp xúc với vi trùng nhưng không dính đất cát hay dầu mỡ.

Tuy nhiên, do sự bùng phát nhiều loại dịch bệnh, các nhà sản xuất đã tung ra thị trường sản phẩm rửa tay khô trong chai nhỏ để tiện cho người sử dụng. Mặt hàng này thích hợp với nhân viên văn phòng hay người đi du lịch.

Mặc dù gel rửa tay khô có ưu điểm tiện lợi, có thể dùng tại chỗ mà không cần nước… nhưng các bác sĩ khuyên không nên lạm dụng thường xuyên. Bởi nước rửa tay khô cũng kèm theo tác dụng phụ và không thể diệt sạch được hết vi khuẩn. Do vậy, người tiêu dùng nên hạn chế dùng sản phẩm này, chỉ sử dụng trong điều kiện không có nước sạch để rửa tay với xà phòng thông thường.

 

3. Khi nào thì tôi cần rửa tay?

Để phòng ngừa lây nhiễm COVID-19, bạn cần rửa tay vào những thời điểm sau:

  • Sau khi xịt mũi, ho hay hắt hơi
  • Sau khi đến nơi công cộng, sau khi đi các phương tiện giao thông công cộng, đi chợ và những nơi thờ cúng khác
  • Sau khi chạm vào những bề mặt ở môi trường bên ngoài, kể cả tiền giấy
  • Trước, trong và sau khi chăm sóc người ốm
  • Trước và sau khi ăn

Nói chung, bạn nên rửa tay vào những thời điểm sau đây:

  • Sau khi đi vệ sinh
  • Trước và sau khi ăn
  • Sau khi bỏ rác
  • Sau khi chạm vào động vật và vật nuôi
  • Sau khi thay tã lót cho em bé hoặc giúp trẻ đi vệ sinh
  • Khi bàn tay của bạn bị bẩn

 

Hiện nay các sản phẩm nước rửa tay khô nhập khẩu Nga chính hãng đang được phân phối độc quyền bởi công ty Nguyễn Hồng tại thị trường Việt Nam.

Thông tin tham khảo và liên hệ ngay tại:

💻 Facebook: https://www.facebook.com/NguyenHongTMDT/

📞Hotline: 0899991203

____________________________

CHI NHÁNH CÁC CỬA HÀNG BÁN LẺ:

🏫 Số 35 ngõ 158 Nguyễn Văn Cừ, Phường Bồ Đề, Quận Long Biên, Thành phố Hà

🏫 49 Đào Tấn, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

🏫 66 phố Đào tấn, Ngọc khánh, Ba đình, Hà nội

🏫 48 Đường Yên Phụ, Nguyễn Trung Trực, Ba Đình, Hà Nội

🏫 10 Tam Lư, Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh

🏫 130 Ký Con , phường Nguyễn Thái Bình , Quận 1 , thành phố Hồ Chí Minh

🏫 112 Nguyễn Văn Trỗi, P4, TP.Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu

🏫 87 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng

🏫 374B Cách mạng tháng 8, Phường 10, Quận 3, Hồ Chí Minh

Bài viết liên quan