Những điều cần biết khi cho con ăn phô mai

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phô mai rất giàu giá trị dinh dưỡng. Nó chứa nhiều protein, canxi, kẽm, phốtpho, magie, vitamin A, B2, B12 – một sản phẩm “đa chất” nên thường được mọi người rỉ tai nhau về  các công dụng thần kì dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải muốn cho con ăn lúc nào và bao nhiêu cũng được. Để đạt được hiệu quả cao nhất, giúp con phát triển hơn, bài viết này sẽ giúp các bạn.

 

Dinh dưỡng trong phô mai:

Bản thân phô mai sợi có chứa hầu như đầy đủ các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mà các sản phẩm từ sữa mang đến như chất béo, protein, canxi, phốt pho… Bên cạnh đó, trong quá trình lên men, sữa đã tạo ra rất nhiều vi khuẩn có lợi cho cơ thể.

So với sữa thông thường, phô mai không chứa đường nên với những trẻ không dung nạp đường lactose trong sữa thì phô mai là sản phẩm thay thế rất tốt. Hơn nữa, phô mai chứa thành phần chủ yếu là casein, loại protein giúp trẻ dễ tiêu hóa.

Riêng về canxi, với cùng trọng lượng thì hàm lượng trong phô mai cao gấp 6 lần trong sữa, lại chứa vitamin D nên có tác dụng tốt cho hấp thu canxi vào xương. Ngoài ra, phô mai tốt cho sức khỏe của răng vì nó tạo ra kiềm, giúp giảm độ axit ở miệng, giúp ngăn chặn sâu răng.

Đặc biệt là sữa dê chứa nhiều acid amin thiết yếu như tryptophan, isoleucin, lysin, cystine, tyrosin, valine, đây là những chất cơ thể không tự tổng hợp được mà phải được cung cấp từ nguồn thức ăn bên ngoài. Một số vitamin trong sữa dê có hàm lượng cao hơn so với sữa bò, đặc biệt là vitamin A, retinol và vitamin B3. Sữa dê ít vitamin B12, vitamin C và D, nhưng hàm lượng khoáng Ca, K, Fe, Mg, P, Cu, Mn cao hơn sữa bò. 

Giá trị dinh dưỡng trong 100g phô mai dây hun khói bao gồm 22,8g protein; 22,6g chất béo (Lipit); 1,9g Carbohydrat, Giá trị năng lượng: 312,8kcal

Vì vậy, nếu trẻ ngại uống sữa, thích dùng phô mai thì các mẹ có thể cho bé dùng thay thế, khoảng 60 g phô mai mỗi ngày sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng tương tự như uống 400 ml sữa.

 

Cho bé ăn phô mai khi nào phù hợp nhất

Trong giai đoạn phát triển, trẻ ở tháng thứ 6, trẻ cần được cho ăn dặm để bổ sung năng lượng và dưỡng chất cần thiết. Quá trình này giúp bé lớn nhanh và chắc khỏe hơn. Khi đó có thể cung cấp thêm phô mai vào thực đơn của trẻ như những thực phẩm khác. Lưu ý không cho trẻ dưới 6 tháng dùng phô mai vì hệ tiêu hoá của trẻ thường chưa có men tiêu hoá thức ăn ngoài sữa.

Khi mới tập ăn chó bé, các mẹ nên cho bé ăn thử từng chút, chia ra nhiều lần khác nhau và mỗi ngày một lần. Sau đó mẹ quan sát các dấu hiệu tiêu hoá ở trẻ để đề phòng tình trạng dị ứng thực phẩm. Nếu thấy trẻ thoải mái thì sẽ tăng dần dần theo sở thích và khả năng tiêu hoá của trẻ. Với những bé nhỏ (hơn 6 tháng tuổi), không nên chọn loại phô mai cứng quá và phải cắt nhỏ để bé không bị hóc.

Cho đến thời điểm này, chưa có khuyến cáo về lượng phô mai tiêu thụ tối đa hay tối thiểu cho trẻ ăn trong 1 ngày hay 1 tuần. Tuy nhiên, tính toán về thành phần dinh dưỡng cân đối thì mỗi ngày chỉ nên cho trẻ ăn 1 lần, tuần ăn vài ngày là đủ, để trẻ còn ăn các thức ăn khác. Ba mẹ cũng có thể cho trẻ ăn hàng ngày trong một thời gian ngắn nhưng không tốt bằng việc thay đổi các món ăn khác vì sẽ dễ làm trẻ ngán và không được đa dạng thực phẩm.

Bài viết liên quan